
Hạn chế cơn đau trong điều trị ung thư trực tràng
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Điều trị ung thư luôn là một quá trình đau đớn và khó khăn cho người bệnh.
- Những quan niệm sai lầm về ung thư cổ tử cung
- Làm gì khi mắt bạn bị khô?
- Mua yến sào ở đâu tại Hà Nội? --> yensaoleanh.blogspot.com
Hóa trị luôn gây ra đau đớn cho người bệnh, quá trình này làm tổn thương các tế bào, các mô và các cơ quan trong cơ thể. Chúng gây cảm giác đau đớn, khó chịu, nôn mửa, ...
Hỏi:
Tháng 1 năm nay, mẹ em bị tắc ruột. Bác sĩ nói bị di căn ruột nên cần làm phẫu thuật hậu môn nhân tạo thứ hai, sau đó hóa trị theo phác đồ mới bắt đầu từ tháng 3. Hiện nay sức khỏe mẹ em yếu quá, liệu có hóa trị được không? Đến nay, hậu môn thứ hai thường bị đau rát và hậu môn thứ nhất không ra phân nên gây đau. Xin bác sĩ tư vấn hướng chữa trị như thế nào để giảm bớt những cơn đau đó? Xin cảm ơn bác sĩ nhiều. (Linh).
Ảnh minh họa: hoidapbacsi.
Trả lời:
Bạn thân mến.
Mẹ bạn bị ung thư trực tràng đã phẫu thuật và hóa trị. Đến tháng 3/2014, bệnh tái phát và hóa trị đợt 2 với 8 lần thì khối u gần chỗ hậu môn đã giảm. Vẫn còn đau nhức, song như thế cho thấy bệnh có đáp ứng một phần theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng điều trị bệnh ung thư.
Mẹ bạn bị tắc ruột, hiện việc điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ triệu chứng như đau và tắc ruột, kéo dài thêm thời gian sống và nâng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các công trình nghiên cứu đều chứng minh hóa trị mang lại các lợi ích trên nhưng bác sĩ cần phải cân bằng với những tác dụng phụ của hóa trị, tổng trạng của bệnh nhân, nguyện vọng của bệnh nhân… Khi bạn đưa mẹ đến khám nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm.
Về đau do ung thư, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) có 3 bậc đau. Khi khám, bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến cơn đau để đánh giá ở bậc nào. Từ đó cho thuốc giảm đau tùy theo bậc và đánh giá lại sau thời gian sử dụng thuốc để điều chỉnh thích hợp.
Trân trọng kính chào.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Vĩnh Thọ
Trưởng Đơn vị Hóa trị liệu Ung thư
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Bài liên quan